Hoàng hôn, trong chùa
tĩnh lặng, nơi lư hương khói bay ngập tràn, các vị hòa thượng đang dùng bữa tối.
Một
người đàn ông lẻn vào trong chùa, tìm đến trước hòm công đức, bởi trước đó ông
ta từng đến đây một lần và đã nhìn thấy rất nhiều người bỏ tiền
vào trong hòm này. Trông chừng tứ bề không có ai, ông ta liền lấy hòm
công đức xuống, rồi đổ tiền từ bên trong ra ngoài.
Ở
phía bên, tiểu hòa thượng và Sư phụ đã nhìn thấy rõ rành rành.
Tiểu hòa thượng nói: “Sư
phụ, có người trộm tiền!”.
Sư phụ nói: “Ta biết rồi”.
“Chúng ta đi bắt quả
tang ông ta lại ….”.
“Không cần”.
Tiểu hòa thượng sốt ruột: “Sư
phụ, tại sao vậy ạ? Ông ta ăn trộm tiền của chúng ta,
ông ta là tên trộm!”.
Sư Phụ nói: “Ông ta
không phải tên trộm, mà đó cũng không phải tiền của chúng ta….”.
“Đó làm sao không phải
tiền của chúng ta chứ?”, tiểu hòa thượng nhìn chăm chăm vào Sư phụ.
Sư phụ nói: “Đó
là tiền của người ta bỏ vào, hiện tại có người cần tới nó, lấy nó ra làm sao
tính thành trộm được?”.
Tiểu
hòa thượng nghe xong trầm mặc không nói, mắt anh ta trừng trừng nhìn theo người
đàn ông lấy tiền từ hòm công đức mang đi.
Đợi
người đàn ông đi khỏi, tiểu hòa thượng bèn chạy lại trước hòm công đức, cậu chăm
chú nhìn vào bên trong, nói: “Sư phụ, bên trong hòm vẫn có tiền!”.
Sư phụ
gật đầu, nói: “Ông ta chỉ lấy đi một phần mà mình cần. Nếu
ông ta là kẻ trộm, liệu có để lại tiền trong đó không?”. Tiểu
hòa thượng gật gật đầu.
Không
ngờ chiều hôm sau, người đàn ông ấy lại nhân lúc mọi người đang dùng bữa
mà lẻn vào trong chùa, anh ta đến trước hòm công đức, quan sát bốn bề
không có người, lại lấy tiền trong hòm công đức.
Lần
này, tiểu hòa thượng và Sư phụ cũng đã nhìn thấy rõ rành rành như lần trước. Tiểu
hòa thượng vừa thấy liền nói: “Sư phụ, ông ta là ăn trộm, ông ta
lại trộm tiền của chúng ta kìa!”.
Sư phụ
nói: “Người đặt tiền vào, người lấy tiền đi, tiền của người người tiêu,
làm sao là ăn trộm được? Hôm qua ông ta lấy đi một phần, bởi vì không đủ,
nay lấy thêm một phần, có gì là không được?”.
Tiểu
hòa thượng rất tức giận, nhưng không dám lộ ra, chỉ đành trừng mắt nhìn
người đàn ông lấy tiền từ trong hòm công đức.
Đợi
người đàn ông vừa đi khỏi, tiểu hòa thượng vội chạy đến nhìn vào phía trong bên
hòm công đức, phát hiện bên trong vẫn còn tiền, thầm nghĩ người đàn ông này xem
ra cũng không quá xấu, bèn đi nghỉ ngơi.
Kể từ
ấy, không thấy người đàn ông quay lại chùa.
Một
năm sau, vào buổi sáng sớm, người đàn ông lại tìm đến ngôi chùa. Ông
đi vào điện lớn, bái Phật xong, tiến đến trước hòm công đức, ông ta mở túi
ra, lấy ra một cọc tiền cho vào hòm công đức. Những người bên cạnh đều
há to miệng tỏ ý rằng người đàn ông này quá hào hiệp.
Tiểu
hòa thượng nhìn thấy cảnh này, liền tiến lên phía trước, hỏi người đàn ông vì lẽ
gì mà rộng rãi hào phóng như vậy.
Người
đàn ông đã nhắc đến chuyện cách đây một năm trước, ông ta kể khi đó bản
thân đi vào đường cùng, rất cần tiền, nhìn thấy trong hòm công đức có tiền,
liền nảy ra ý tưởng mượn đỡ tiền trong hòm công đức, bây giờ những tháng
ngày của anh ta đã tốt rồi, anh ta đến trả lễ gấp đôi số tiền.
Tiểu
hòa thượng mang chuyện này nói với Sư phụ, Sư phụ bảo: “Con người
ai có lúc gặp khó khăn, chỉ cần chúng ta cho họ một con đường thoát, tất sẽ
có lúc nhận lại được phúc báo to lớn hơn nhiều. Hòm công đức, đó là công đức của
mọi người, cũng là công đức của chúng ta vậy!”.
Sau
đó, sự việc này truyền rộng ra, trụ trì của chùa bèn đặc biệt đặt một hòm công
đức ngay tại cổng, tiểu hòa thượng chuyên phụ trách hòm công đức này. Mỗi ngày,
tiểu hòa thượng đều cho tiền vào bên trong hòm công đức, để cho những ai cần sự
giúp đỡ đến lấy tiền.
Khi mới
bắt đầu, ban ngày bỏ đầy tiền vào hòm công đức, sám sớm ngày hôm sau đã vơi rồi,
nhưng mà vài tháng sau, cũng lại không cần tiểu hòa thượng bỏ tiền vào hòm công
đức nữa, sáng sớm mỗi ngày, bên trong hòm công đức đều chứa đầy một hòm tiền,
tiểu hòa thượng đành phải lấy bớt tiền ra nếu không không có chỗ chứa.
Một
hòm công đức, vừa đồng thời giúp đỡ hàng trăm ngàn người, cũng lại được trăm
ngàn người hồi báo gấp bội. Một người từ bi, một trái tim từ bi, đánh thức lòng
trắc ẩn của toàn nhân loại.
Sưu tầm
Chúa Nhật
Tuần XXVI Thường Niên Năm C
Lời
Chúa: Lc 16, 19-31
Khi ấy, Chúa Giêsu
phán cùng những người biệt phái rằng: "Có một nhà phú hộ kia vận toàn gấm
vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người hành khất tên là
Ladarô, nằm bên cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ
bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến
liếm ghẻ chốc của người ấy. Nhưng xảy ra là người hành khất đó chết và được các
Thiên Thần đem lên nơi lòng Abraham. Còn nhà phú hộ kia cũng chết và được đem
chôn. Trong hoả ngục, phải chịu cực hình, nhà phú hộ ngước mắt lên thì thấy
đàng xa có Abraham và Ladarô trong lòng Ngài, liền cất tiếng kêu la rằng:
" 'Lạy Cha
Abraham, xin thương xót tôi và sai Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước để làm
mát lưỡi tôi, vì tôi phải quằn quại trong ngọn lửa này'. Abraham nói lại: 'Hỡi
con, suốt đời con, con được toàn sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ. Vậy
bây giờ Ladarô được an ủi ở chốn này, còn con thì chịu khốn khổ. Vả chăng, giữa
các ngươi và chúng tôi đây đã có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn từ đây qua
đó, không thể qua được, cũng như không thể từ bên đó qua đây được'.
"Người đó lại
nói: 'Đã vậy, tôi nài xin cha sai Ladarô đến nhà cha tôi, vì tôi còn năm người
anh em nữa, để ông bảo họ, kẻo họ cũng phải sa vào chốn cực hình này'. Abraham
đáp rằng: 'Chúng đã có Môsê và các tiên tri, chúng hãy nghe các ngài'. Người đó
thưa: 'Không đâu, lạy cha Abraham, nhưng nếu có ai trong cõi chết hiện về với họ,
thì ắt họ sẽ hối cải'. Nhưng Abraham bảo người ấy: 'Nếu chúng không chịu nghe
Môsê và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu
nghe đâu'
Lạy
Chúa, xin cho chúng con biết quảng đại giúp đỡ nhưng ai đang gặp khó khăn và
luôn biết khiêm tốn khi cho đi cũng như nhận lại. Amen
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét